5 lỗi nghiêm trọng hay gặp nhất khi viết CV xin việc và cách khắc phục

09-09-2020

 

Khi chuẩn bị CV và thư xin việc để ứng tuyển vào vị trí mơ ước, điều quan trọng nhất là nội dung bạn truyền tải và cách trình bày. Cho dù trình độ chuyên môn của bạn hoàn hảo hay bạn có những trải nghiệm ấn tượng như thế nào trong quá khứ thì việc mắc lỗi trong hồ sơ có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực tìm kiếm việc làm của bạn.
CV ấn tượng, chuyên nghiệp sẽ góp phần mang đến thành công cao trong quá trình chinh phục nhà tuyển dụng. Kênh Tuyển dụng Edufit đưa ra 5 sai lầm nghiêm trọng nhất bạn cần chú ý.

1. Viết mơ hồ, lặp đi lặp lại nội dung

Hai ví dụ dưới đây sẽ giúp làm rõ giới hạn của định nghĩa “viết mơ hồ” và “lặp lại nội dung”:
– “Tôi có bằng TOEFL. Tôi có kinh nghiệm giảng dạy 5 năm. Tôi đã làm việc cho 2 Trường thuộc Tập đoàn Giáo dục Edufit kể từ khi tốt nghiệp”.
– “Sau khi tốt nghiệp Đại học [tên trường], tôi dùng bằng TOEFL của mình để xin vào làm việc tại Trường PT Dewey – một trường thuộc Tập đoàn Giáo dục Edufit. Tôi cũng có kinh nghiệm giảng dạy 5 năm tại Trường mầm non quốc tế Sakura Montessori, từng đạt danh hiệu giáo viên giỏi”.
Sự khác biệt giữa 2 ví dụ là cấu trúc câu khác nhau. Họ đều cung cấp thông tin chung giống nhau về trình độ nhưng ví dụ thứ hai đi vào chi tiết về kinh nghiệm và thành tích, thay vì chỉ nói chung chung, mơ hồ. Có thể nói, những câu đơn giản, bao gồm một chủ ngữ một vị ngữ sẽ mang đến hiệu quả trực tiếp nhưng lại dễ dàng khiến độc giả mất hứng thú. Kết hợp nhiều câu khác nhau, cả đơn giản và phức hợp sẽ giúp văn bản mới mẻ và sống động hơn.

2. Ngôn ngữ thụ động

Chắc chắn, không ứng viên nào muốn bị coi là thụ động. Trên thực tế, sử dụng ngôn ngữ thụ động không phải là lỗi ngữ pháp mà là vấn đề phong cách liên quan đến sự rõ ràng. Đôi khi, vì sự thụ động đó mà người đọc rất khó có thể hiểu được nội dung thông điệp của bạn.
Khi trình bày CV và thư xin việc, điều quan trọng là phải viết rõ ràng nhất có thể. Giọng nói thụ động cũng truyền đạt một sự thụ động trong tính cách của bạn và dễ bị nhà tuyển dụng đánh giá không tốt. Hãy cố gắng sử dụng ngôn ngữ tích cực, nhấn mạnh vào việc bạn có khả năng chịu trách nhiệm trong công việc, dám hành động và đủ kinh nghiệm để giải quyết những tình huống quan trọng.

3. Sử dụng một số động từ “nhàm chán”

Các động từ nhàm chán sẽ khiến bạn tạo ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Người tìm việc nào cũng muốn được coi là nhân viên năng động, nhưng tại sao rất nhiều CV vẫn chứa đầy những động từ vô hồn cũ kỹ? Một số động từ thuộc dạng đó bao gồm:
– “Đã làm việc” [ở đâu đó].
– “Đã”.
– “Từng”.
– “Dành thời gian” [bao nhiêu năm/tháng].
– “Tự quản lý”.
Thay vì sử dụng các cụm từ như “từng làm việc như,…”, cách tốt nhất là hãy sử dụng các động từ mạnh truyền đạt hành động và kết quả đạt được. Đối với mỗi nhiệm vụ công việc của bạn, hãy liệt kê một danh sách các từ cụ thể, thú vị để mô tả những gì bạn đã hoàn thành.
Hãy nhớ rằng, cách bạn trình bày CV và thư xin việc không chỉ thể hiện khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả mà còn cho thấy mức độ quan tâm và chú ý đến chi tiết công việc. Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những người cẩn thận, có định hướng chi tiết để tạo ấn tượng đầu tiên bằng cách tránh những lỗi viết lách phổ biến.

4. Kỹ năng không liên quan đến vị trí ứng tuyển

Ví dụ ứng tuyển vào vị trí giáo viên mầm non thì không cần nhấn mạnh đến kỹ năng liên quan đến bán hàng, chăm sóc khách hàng

Cách sửa lỗi: Viết vào CV những kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm cần có cho vị trí ứng tuyển.
Ví dụ ứng tuyển vào vị trí giáo viên mầm non, bạn có thể đưa ra các thông tin như đã được đào tạo chương trình giảng dạy Montessori, yêu thích trẻ, có đầu óc sáng tạo,…

5. Định nghĩa và diễn giải thông tin không cần thiết

Qua quá trình học tập ở…, qua công việc này tôi đạt được…Ví dụ trong phần kỹ năng:
Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu để con người có thể tồn tại. Trong quá trình học tập, làm việc tôi đã tích lũy và bổ sung kiến thức trong giao tiếp:…
Không nêu định nghĩa, quan điểm, đưa trực tiếp nội dung chính, lược bỏ các cụm từ không cần thiết.

Ví dụ trong phần kỹ năng:
Kỹ năng đạt được: khả năng giao tiếp, lắng nghe và đưa ra ý kiến đề xuất…

 Đừng quên rằng bạn có đủ thời gian để chuẩn bị một bản CV và thư xin việc hoàn hảo nhất, nên không cần vội vàng dẫn đến việc mắc phải những lỗi phổ biến.

Thông tin ứng tuyển
x

    Tải file CV của bạn